Khi đứng bán thuốc, bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc thì người Dược sĩ cũng cần linh hoạt trong xử lý tình huống. Dưới đây là một số tình huống hay gặp tại nhà thuốc và kinh nghiệm xử lý:
“Khách hàng đến nhà thuốc và mua thuốc theo đơn của bác sĩ. Sau khi lấy thuốc, Dược sĩ báo tổng giá là 700.000 VNĐ. Khách chần chừ có vẻ không đủ tiền.” Khi đó, người Dược sĩ nên xử lý thế nào?
Ngoài ra, nếu Dược sĩ làm tốt việc tư vấn sử dụng thuốc cho khách hàng tại nhà thuốc, sẽ tăng mức độ tin tưởng và khách hàng sẽ dễ dàng đồng ý với những sản phẩm mà Dược sĩ giới thiệu.
Cùng hoạt chất nhưng tại nhà thuốc có nhiều loại hàng khác nhau với các mức giá khác nhau. Chẳng hạn như thuốc bổ khớp thì sẽ có các loại của thương hiệu từ Pháp, Mỹ và cả Việt Nam.
“Khách hàng hỏi mua thuốc bổ xương khớp. Dược sĩ giới thiệu: Bên em có loại này của Pháp, dùng rất hiệu quả, giá là 600.000VNĐ 1 hộp. Khách nói sao mà đắt quá vậy và có vẻ chần chừ không muốn mua.” Khi đó, người Dược sĩ nên xử lý thế nào?
Nhiều dược sĩ trẻ thắc mắc: “Chuyên môn em tốt, tư vấn đúng và đầy đủ. Vậy tại sao khách mua hàng rất ít và tỷ lệ quay lại thấp?”
Đây là vấn đề mà nhiều nhà thuốc mới mở hoặc dược sĩ mới ra trường đang gặp phải. Mặc dù chuyên môn của các bạn rất tốt, các bạn cũng rất nhiệt tình tư vấn nhưng đa phần đều không biết được vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Cụ thể:
Ví dụ như: Một khách hàng lớn tuổi đến nhà thuốc và than phiền về chứng đau khớp. Dược sĩ tiến hành cắt thuốc và tư vấn cách sử dụng cũng như chế độ sinh hoạt, phần này thuộc phạm trù chuyên môn. Sau đó, Dược sĩ bắt đầu gợi mở các nhu cầu về bệnh lý của họ, chẳng hạn như nếu giảm nhanh các triệu chứng thì nên dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ (trước đó có thể khách hàng chưa có nhu cầu). Khi đó, kỹ năng của Dược sĩ được thể hiện ở cách đặt câu, âm điệu, cử chỉ,... Và việc quyết định mua hàng hay không phụ thuộc nhiều hơn vào nhu cầu, nguồn lực kinh tế và độ tin tưởng của khách hàng. Nắm bắt được 3 yếu tố này, Dược sĩ có thể linh hoạt trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với khách hàng.
Chẳng hạn như, khách hàng có nhu cầu mua nhưng sản phẩm đó có giá tới 700.000 VNĐ, quá mức đối với ví tiền của họ, thì họ không thể mua. Ngược lại, nếu Dược sĩ giới thiệu thêm các sản phẩm khác có giá mềm hơn (300.000-400.000 VNĐ) thì nhiều khả năng khách hàng sẽ mua. Cần lưu ý rằng, những khách hàng có thu nhập thấp thường không có nhu cầu mua các sản phẩm bổ sung.
Vì vậy, việc có bán được hàng hay không, không chỉ phụ thuộc vào trình độ mà còn liên quan tới kỹ năng giao tiếp của Dược sĩ với bệnh nhân.
Dược sĩ đứng bán tại nhà thuốc, mỗi ngày phải xử lý rất nhiều vấn đề từ khách hàng. Vì thế, nếu không hiểu rõ các nguyên tắc và linh hoạt trong cách xử lý thì lượng khách hàng sẽ ngày càng ít đi. Sau đây là một số trường hợp điển hình tại nhà thuốc:
Tình huống bán thuốc không kê đơn là một trong các tình huống mà Dược sĩ thường xuyên gặp trong quá trình đứng bán thuốc. Thuốc không kê đơn được hiểu là các loại thuốc được phép bán lẻ cho người bệnh mà không cần có đơn hoặc chỉ định của bác sĩ. Mặc dù là thuốc không kê đơn nhưng Dược sĩ vẫn cần thận trọng và chú ý đến một số vấn đề khi bán cho bệnh nhân. Cụ thể, Dược sĩ cần nắm vững những nguyên tắc sau:
Năm vững những nguyên tắc này giúp Dược sĩ hoàn thành tốt trách nhiệm của mình và giảm thiểu các vấn đề không mong muốn có thể xảy ra.
Một số khách hàng khó tính hoặc có những quan niệm sai lệch, có thể đưa ra những yêu cầu vô lý, khiến Dược sĩ dễ nổi nóng hoặc khó chịu. Trong trường hợp này, Dược sĩ cần bình tĩnh và giải quyết vấn đề một cách khôn ngoan
Trong trường hợp này, đừng vội phân bua xem ai đúng ai sai, mà cần giữ thái độ bình tĩnh và tôn trọng ý kiến khách hàng (cho dù Dược sĩ là người đúng hoàn toàn đi chăng nữa). Việc tức giận hoặc cố chỉ ra điểm sai của khách hàng cũng đồng nghĩa với việc Dược sĩ sẽ làm mất khách, thậm chí mất cả một số khách hàng tiềm năng.
Thay vào đó hãy nương theo quan điểm của khách hàng hoặc từ chối khéo để giảm bớt sự căng thẳng.
Một tình huống khác mà các Dược sĩ thường gặp phải là khi khách hàng bỏ đi vì chờ quá lâu. Điều này xảy ra không chỉ ở những nhà thuốc lớn mà cả ở những quầy thuốc nhỏ, do nhu cầu mua thuốc tăng lên mỗi ngày. Và tâm lý chung của mọi người là muốn được tiếp đón và đáp ứng các nhu cầu một cách nhanh chóng. Họ muốn Dược sĩ giải thích ngay về triệu chứng mà họ gặp phải hoặc muốn được mua thuốc luôn.
Nếu phải đợi chờ quá lâu, khách hàng có xu hướng bỏ về hoặc đi sang một nhà thuốc khách. Nếu việc này chỉ xảy ra 1-2 lần thì khách hàng có thể thông cảm, nhưng nếu tình trạng chậm trễ xảy ra thường xuyên thì có thể để lại ấn tượng xấu.
Trong những trường hợp như vậy, nhà thuốc nên áp dụng các biện pháp giải quyết như sau:
Với tâm lý lo lắng khi mắc bệnh, nhiều người có xu hướng tường thuật toàn bộ quá trình mắc bệnh cho Dược sĩ, thậm chí là rất chi tiết. Điều này có thể gây nhiễu thông tin, làm Dược sĩ bị loạn và có thể gây ra các sai sót trong chẩn đoán và cấp thuốc.
Trong tình huống này, Dược sĩ cần khéo léo, tập trung hỏi về những triệu chứng quan trọng. Nếu người bệnh tiếp tục kể, Dược sĩ cần ghi nhớ một vài triệu chứng mà khách hàng đưa ra đầu tiên, vì đây chính là triệu chứng rõ ràng nhất nên họ mới đề cập đến đầu tiên. Sau đó, nhóm các triệu chứng liên quan lại với nhau và tìm ra nguyên nhân thực sự từ đầu để tư vấn cho khách hàng.
Hiện nay, việc sử dụng internet giúp người bệnh có thể dễ dàng tra cứu về thuốc và bệnh. Vì thế sẽ có trường hợp, khách hàng đến nhà thuốc vào yêu cầu mua luôn một loại thuốc nhất định mà không cần hỏi thêm thông tin gì.
Tuy nhiên, Dược sĩ vẫn phải chịu trách nhiệm về sức khỏe và tính mạng của khách hàng khi bán thuốc, nên không thể tùy tiện bán theo yêu cầu của khách hàng. Thay vào đó, hãy cân nhắc kỹ lưỡng xem người đưa ra yêu cầu có thực sự hiểu rõ về loại thuốc đấy hay không.
Phần đông khách hàng sẽ không cảm thấy khó chịu, nếu người bán thuốc hỏi về mục đích mua thuốc của họ. Vì vậy, việc bạn hỏi đôi ba câu không hề gây “mất điểm” hay khiến khách hàng bực mình trong trường hợp này.
Bố mẹ hoặc ông bà mua thuốc cho con trẻ là điều thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người mua thuốc không thực sự hiểu rõ tình trạng mà trẻ đang gặp phải hoặc chỉ mua theo kinh nghiệm cá nhân. Cụ thể khi Dược sĩ hỏi cụ thể hơn về tình trạng bệnh hoặc thể chất của đứa trẻ, nhiều người không thể trả lời được.
Đối với trường hợp khách hàng mua thuốc cho trẻ nhỏ nhưng không rõ thông tin, Dược sĩ hoàn toàn có thể từ chối bán. Vì không có đủ thông tin có thể dẫn đến các sai sót nghiêm trọng trong lựa chọn thuốc, lựa chọn liều lượng và những thông tin cần tư vấn. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
Vì thế, trong tình huống này, Dược sĩ nên yêu cầu khách hàng xác định rõ các thông tin của bệnh nhân bằng cách liên hệ với người nhà.
Tóm lại, để giải quyết tốt các tình huống tại nhà thuốc, thì bên cạnh việc trau dồi kiến thức chuyên môn, Dược sĩ cũng cần tích lũy thêm kinh nghiệm và kỹ năng. Cân bằng được 2 yếu tố này giúp Dược sĩ đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng và tỷ lệ khách quay lại nhà thuốc sẽ rất cao.
Tác giả bài viết: Phòng tuyển sinh - truyền thông
Nguồn tin: trungtamthuoc.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn