Tại sao nắng nóng gia tăng lại gây sốc nhiệt???

Chủ nhật - 11/06/2023 21:35
Tại sao nắng nóng gia tăng lại gây sốc nhiệt???
Cách đây 20 năm, bệnh nhân đột quỵ thường xuất hiện vào mùa đông nhưng sốc nhiệt do nắng nóng cũng là nguyên nhân rất tiềm ẩn gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ tĩnh mạch và động mạch, đặc biệt là khi thời tiết nóng kết hợp với độ ẩm cao.                                           
 
 
1. Vì sao nắng nóng gây sốc nhiệt đột quỵ ?

Trong số những bệnh lý do nắng gây ra, có đột quỵ, nhất là đối với nhóm người cao tuổi, có bệnh lý nền và trẻ em. Như đề cập, theo nghiên cứu chuyên sâu về mối tương quan giữa nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp với nguy cơ đột quỵ thì không như nhiều người thường nghĩ, không chỉ thời tiết nắng nóng là "thủ phạm" dẫn đến đột quỵ mà ngược lại thời tiết lạnh cũng là yếu tố nguy cơ.  Đây là những kết luận dựa trên khoa học, vì vậy mà hai mươi năm trước, đột quỵ được gọi là “căn bệnh của thời tiết lạnh”, đơn giản, khi nhiệt độ thay đổi dễ làm nhiệt độ cơ thể đột ngột thay đổi theo. Lúc này, các mạch máu ngoại vi co lại, dồn máu vào tạng và trên não, dẫn tới tình trạng huyết áp tăng, dễ gây ra xuất huyết não. Khi trời lạnh, người bệnh cũng thường lười uống nước vì không thấy khát nên dễ bị vón cục máu, dễ gây nhồi máu não. Xuất huyết não và nhồi máu não là hai dạng bệnh chính của đột quỵ.

Khi thời tiết nắng nóng dễ dẫn đến nguy cơ sốc nhiệt, nhất là với những người thường xuyên hoạt động ngoài trời, hoạt động thể lực mạnh, lại uống ít nước... Triệu chứng của sốc nhiệt hay còn gọi là đột quỵ do sốc nhiệt hay đột quỵ do nắng nóng là tình trạng tăng thân nhiệt, viêm nhiễm, dẫn tới tổn thương nhiều cơ quan, nhất là tổn thương thần kinh, như run cơ, co giật hoặc hôn mê.

2. Nhận biết rủi ro tăng nguy cơ đột quỵ do nắng

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy sự thay đổi nhiệt độ hàng ngày lớn và độ ẩm cao đều có liên quan đến gia tăng tỷ lệ nhập viện do đột quỵ.  Bệnh đột quỵ do nắng nóng cũng rất đa dạng, biểu hiện từ mức độ nhẹ hay say nắng có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi đến nặng có thể  di chứng nặng nề về thần kinh, mặc dù được điều trị tích cực như kiệt sức và nặng có thể dẫn tới tử vong.

Khi bị say nắng, biểu hiện điển hình ban đầu như vã mồ hôi, đau đầu, mặt và da toàn thân đỏ, nghẹt thở, thở nhanh, đau bụng, nôn mửa, sau đó xuất hiện tình trạng hóa mắt chóng mặt, , mặt nhợt, mạch nhanh, ngất chuột rút, tiểu ít, sốt cao có khi lên tới trên 40 độ C, niêm mạc khô, trụy mạch. Nhóm người già, trẻ nhỏ, người có bệnh lý nền, sức đề kháng kém… là đối tượng dễ bị đột quỵ khi thời tiết nắng nóng, oi bức.

Ngoài ra, những người phải làm việc liên tục quá lâu ở môi trường nắng nóng như công nhân xây dựng, ngư dân…  Người đang sử dụng một số thuốc chữa bệnh như thuốc lợi tiểu, điện giải, các thuốc chẹn beta trị tăng huyết áp, các thuốc chống trầm cảm loại ba vòng… cũng dễ bị  lâm bệnh.

Biến chứng thường gặp nhất ở những bệnh nhân sốc nhiệt muộn thường là co giật, tiêu cơ vân, suy thận, hôn mê kéo dài, tổn thương thần kinh và các cơ quan khác không hồi phục, thậm chí là tử vong. Sốc nhiệt đặc biệt nguy hiểm với các đối tượng như người già, trẻ em và các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính.
                                                                              
 

3. Cách phòng ngừa đột quỵ do sốc nhiệt

Để hạn chế sốc nhiệt khi thời tiết nắng nóng, giới y khoa khuyến cáo mọi người, nhất là nhóm có nguy cơ cao đang sống ở khu vực có thời tiết thay đổi thất thường là giảm thiểu phơi nhiễm khi trong những điều kiện khắc nghiệt. Chỉ cần đơn giản như ở trong nhà với máy điều hòa không khí vào một ngày nóng bức. Khi điều kiện thời tiết thay đổi thất thường hoặc khắc nghiệt cũng nên nâng cao cảnh giác đối với các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ. Nên hạn chế hoạt động hay tập thể dục ngoài trời vào những buổi trưa có nắng nóng gay gắt, chỉ ra ngoài vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn khi nhiệt độ đã giảm. Tránh ngồi trong xe ô tô đậu tắt máy, đóng kín cửa, đặc biệt người già, trẻ em dễ bị sốc nhiệt nếu bị bỏ quên trong xe dưới trời nắng... Khi ra ngoài, nên mang nón mũ rộng vành; che kỹ phần gáy vì đây là trung khu điều nhiệt của cơ thể, nếu bị nắng chiếu vào quá lâu trung khu sẽ bị tê liệt, mất khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể. Uống nhiều nước, kể cả khi không thấy khát, nhất là nước khoáng.

Cũng cần nên nhớ, đột quỵ có thể xảy ra với tất cả mọi người và dưới mọi điều kiện thời tiết nào. Riêng những người có các yếu tố nguy cơ như mắc bệnh tim mạch, béo phì, mỡ máu cao hay tăng huyết áp, tiểu đường…nên phòng ngừa, hạn chế ra ngoài trời nắng. Gần đây, do kinh tế phát triển, nhiều người ăn uống vô độ nên bệnh đột quỵ đang có xu hướng “trẻ hóa’ xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi. Vì vậy, nên thay đổi lối sống, duy trì cuộc sống tích cực, ăn uống cân bằng, khoa học và năng luyện tập để giảm bệnh.  Mọi người cần chủ động phòng ngừa bằng cách khám bệnh định kỳ. Nếu cần có thể kám chi tiết để tầm soát, và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

 

Tác giả bài viết: Phòng tuyển sinh - truyền thông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chat Zalo
Chat Facebook
0899.519.666
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây