Dọn sạch nhà - vui đón Tết nhưng đừng lơ là sức khỏe

Thứ ba - 23/01/2024 21:03
Dọn sạch nhà - vui đón Tết nhưng đừng lơ là sức khỏe
Dọn sạch nhà - vui đón Tết nhưng đừng lơ là sức khỏe

Chỉ hơn hai tuần nữa đến Tết Nguyên đán 2024. Bên cạnh xử lý khối lượng công việc thường nhật, chúng ta còn phải tổng vệ sinh nhà cửa đón Tết.
 
Tổng vệ sinh nhà cửa chuẩn bị đón Tết

 Mệt mỏi nhưng nhiều người vẫn cố gắng làm cho xong rồi tắm ngay sau đó. Điều này nguy hiểm ra sao? Bác sĩ khuyến cáo bảo vệ sức khỏe là rất quan trọng để đảm bảo bạn có một kỳ nghỉ Tết thật trọn vẹn.
Cứ mỗi dịp Tết đến, chị X.K. (32 tuổi, ngụ TP.Đà Nẵng) lại mệt mỏi, căng thẳng khi ngoài việc hằng ngày từ lo cho hai con nhỏ đi học, cho đến đi làm ở công ty, rồi về nhà nấu ăn…, nay lại thêm việc dọn dẹp nhà cửa, mua sắm hàng chục thứ.
Vì chị K. ưa sạch sẽ nên việc gì cũng đến tay. Dù có chồng phụ nhưng chị cũng không hài lòng. Cũng vì điều này khiến chị ôm đồm nhiều việc, quá tải, đến khi xử lý hết việc cũng đến khuya. Chị K. thừa nhận mình thường xuyên tắm khuya, tắm sau lúc dọn dẹp nhà cửa vì người đổ mồ hôi, bết rít.
Tương tự, chị P. (ngụ TP Tam Kỳ) cho biết chị lo nhiều thứ việc cuối năm ở cơ quan quá, về dọn nhà, chị rơi vào kiệt sức, ăn muộn, tắm khuya, ngủ trễ.
Các bác sĩ cho rằng việc chuẩn bị cho Tết Nguyên đán có thể tạo ra áp lực lớn và gây mệt mỏi. Nhiều người rơi vào kiệt quệ, căng thẳng sau thời gian ngắn xử lý hàng tá công việc ngày cận Tết.
Trước thói quen tắm khuya, tắm ngay sau khi dọn dẹp mệt mỏi, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý không để cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột. Đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc cao huyết áp, khả năng điều chỉnh huyết áp suy giảm dẫn đến tăng huyết áp khi thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ có thể là yếu tố dẫn đến đột quỵ.
Bên cạnh đó, cần chú ý đến bụi bặm khi dọn dẹp nhà cửa, nhất là trong không gian những ngôi nhà mới thường có các chất hữu cơ bay hơi. Chúng ảnh hưởng đến niêm mạc, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh dễ gây sự xâm nhập, khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hơn. Để hạn chế điều này, cần giữ nhà cửa thông thoáng, tránh ẩm ướt, sắp xếp đồ đạc gọn gàng.
Dù quỹ thời gian cho bản thân trong những ngày cận Tết ít đi, các bác sĩ khuyến cáo cần ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya, để giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng. Đồng thời không để căng thẳng kéo dài bằng cách quản lý thời gian hợp lý, xác định những công việc quan trọng và ưu tiên, rồi phân chia công việc thành các giai đoạn nhỏ hơn để tránh áp lực lớn.
Chế độ ăn hợp lý được các bác sĩ khuyến cáo là nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, thay các loại dầu, mỡ động vật bằng các loại hạt, hạn chế dùng các loại thịt đỏ, thay vào đó là sử dụng thịt trắng.
Cách giữ gìn sức khỏe ngày Tết
Dưới góc nhìn khoa học, người ta đã chứng minh được rằng con người khi làm việc quá sức, kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng xấu như: ảnh hưởng đến hệ thần kinh: làm việc quá sức khiến hệ thần kinh bị căng thẳng, mệt mỏi, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, rối loạn tâm lý...; ảnh hưởng đến hệ tim mạch: làm việc quá sức khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến tăng nhịp tim, huyết áp, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp, đột quỵ...; ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: làm việc quá sức khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy hơi, táo bón...; ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: làm việc quá sức khiến hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Riêng việc tắm đêm dễ gặp một số biến cố nguy hiểm, góp phần làm xấu thêm tình trạng làm việc quá sức, nhất là hệ tim mạch: tắm đêm khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, co mạch máu, cản trở lưu thông máu, dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não; ảnh hưởng đến da: tắm đêm khiến da bị khô, nứt nẻ, dễ bị tổn thương; ảnh hưởng đến giấc ngủ: tắm đêm khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc.
Để phòng tránh những ảnh hưởng xấu của việc làm việc quá sức trong dịp Tết, cần có những biện pháp như lập kế hoạch cho công việc Tết từ sớm.
Nếu khối lượng công việc quá nhiều, bạn có thể trao đổi với đồng nghiệp để cùng nhau chia sẻ công việc, tránh làm việc quá sức; sử dụng công nghệ để hỗ trợ công việc: các phần mềm, ứng dụng công nghệ có thể giúp bạn giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn, từ đó giảm bớt áp lực công việc.
Về việc nhà, cần bàn bạc với tất cả các thành viên trong gia đình phân công công việc cụ thể cho từng người. Tìm thời gian nghỉ ngơi: dù bận rộn đến đâu, bạn cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể được phục hồi; tắm sớm.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chat Zalo
Chat Facebook
0899.519.666
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây