Hạt Tophi - Hậu quả tiềm ẩn của bệnh Gout

Thứ hai - 10/04/2023 23:32
Hạt Tophi - Hậu quả tiềm ẩn của bệnh Gout
Hạt tophi
Là tập hợp những tinh thể của hợp chất sodium urate monohydrate, kết tủa trong mô liên kết, tăng dần trong nhiều năm, lắng đọng tại các vị trí khớp xương và phần mềm quanh khớp. Chúng trông như các nốt sần nhỏ, căng phồng và phát triển ngay bên dưới da tại vị trí các khớp xương
Các vị trí phổ biến của hạt tophi
Hạt tophi trong gout có thể hình thành ở mọi khớp, nhưng thường gặp nhất vẫn là ở:
  • Bàn chân
  • Đầu gối
  • Cổ tay
  • Ngón tay
  • Gân gót chân (gân Achilles)
  • Tai
Cụ thể hơn, acit uric thường tích tụ và hình thành hạt tophi ở các mô:
  • Gân liên kết khớp và cơ
  • Sụn quanh khớp
  • Màng hoạt dịch
  • Dây chằng hoặc mô mỡ
  • Bao hoạt dịch
Đôi khi hạt tophi cũng có khả năng phát triển ở những mô liên kết ngoài khớp, chẳng hạn như:
  • Củng mạc
  • Tháp thận
  • Van tim
Nguyên nhân hình thành hạt tophi:
66% axit uric trong cơ thể được tổng hợp tự nhiên, còn lại là sản phẩm của quá trình phân giải purine đến từ thực phẩm giàu đạm (protein). Thận đóng vai trò điều chỉnh nồng độ axit uric bằng cách lọc thải hợp chất này ra khỏi máu. Nếu thận không thể lọc hết hoặc cơ thể sản sinh quá nhiều hoạt chất trên, tình trạng tăng acid uric máu sẽ xảy ra.
Khi đó, một lượng axit uric sẽ rời khỏi máu và bắt đầu lắng đọng thành tinh thể sắc nhọn ở khớp và mô mềm xung quanh, đồng thời gây viêm tại đây. Số lượng tinh thể ngày càng tăng sẽ hình thành nên các hạt tophi.
Như vậy, có thể thấy tophi không xuất hiện ngay từ đầu mà thay vào đó, những nốt sần này sẽ phát triển vào giai đoạn cuối của bệnh gout (mạn tính). Thông thường, bệnh cần khoảng 10 năm (có thể ít hơn) kể từ thời điểm khởi phát để tiến triển thành giai đoạn này.

Triệu chứng của hạt tophi:

Các triệu chứng của hạt tophi thường phụ thuộc vào vị trí, mức độ tiến triển của các hạt tophi và mô bị ảnh hưởng. Bình thường thì hạt tophi gây ảnh hưởng đến các khớp, đặc biệt là ngón tay, ngón chân (đặc biệt là ngón chân cái), và ở khuỷu tay. Bên cạnh đó, tophi cũng hình thành ở cổ tay hoặc đầu gối dưới dạng các nốt cứng khiến khớp bị phình và biến dạng.
Tuy phát triển dưới lớp da nhưng các hạt tophi vẫn có thể dễ dàng sờ được và cũng như là nhìn thấy bằng mắt. Số lượng có thể là 1 hoặc rất nhiều hạt. Hình dạng có thể tròn hoặc ovan. Về kích thước thì hay thay đổi nên có thể rất khó phát hiện (0.5 – 1mm) hoặc rất to (3-10cm).
Bên trong những nốt này thường chứa dịch lỏng, sệt lại hoặc tinh thể rắn của axit uric. Chúng ta có thể thấy màu trắng nhạt của tinh thể urat trong nốt tophi xuyên qua lớp da. Hạt khi ở tình trạng viêm cấp (da nóng, đỏ) hoặc chảy ra chất nhão và trắng như phấn, hoặc rỉ dịch vàng. Các nốt này không tự gây đau nhưng người bệnh vẫn sẽ khó chịu vì:
  • Khớp bị sưng hoặc tổn thương
  • Xuất hiện các phản ứng viêm
  • Da bị kéo căng do hạt tophi hình thành
Ngoài ra, một cơn gout cấp khi đi kèm với các nốt tophi còn có thể kéo theo các triệu chứng như sau:
  • Khu vực xung quanh hạt sưng đau và nóng, mềm
  • Khó cử động khớp bị ảnh hưởng trong nhiều ngày, kể cả khi cơn đau đã thuyên giảm
  • Biên độ chuyển động của khớp bị ảnh hưởng giảm đi đáng kể
  • Cường độ đau khớp có thể trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là trong vài giờ kể từ khi đợt cấp bắt đầu
Ngoài các triệu chứng trên, còn có những triệu chứng khác như là:
  • Sưng, đau và ấm tại vị trí bị ảnh hưởng
  • Hạn chế hoặc mất phạm vi chuyển động ở khớp bị ảnh hưởng
  • Khó chịu khi sử dụng khớp bị ảnh hưởng hoặc khó sử dụng khớp trong nhiều ngày, ngày cả khi cơn được cải thiện
Đau dữ dội ở khớp bị ảnh hưởng , đặc biệt là trong vài giờ sau khi cơn gout cấp xuất hiện.

Các phương pháp xử lý và điều trị hạt tophi

Điều trị hạt tophi là một phần không thể thiếu trong kế hoạch điều trị dành cho những người bị bệnh gout. Dựa trên mức độ nghiêm trọng cũng như là kích thước của nốt sần thì bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị khác nhau, như là:

* Điều trị không phẫu thuật:

Đối với những hạt tophi nhỏ, không đau nhiều hoặc ảnh hưởng đến khả năng cử động của người bệnh không cần đến điều trị phẫu thuật. Thường thì bác sĩ sẽ đề nghị dùng các loại thuốc giảm axit uric, kiểm soát cân nặng và áp dụng chế độ ăn uống mà chứa ít purin.
Đối với hạt nhỏ thì các loại thuốc thường thấy trong đơn thuốc là:
  • Uricosurics: Có thể giúp thận lọc axit uric ra khỏi máu và cũng như là ngăn ngừa nguy cơ bệnh gout. Các loại thuốc phổ biến trong nhóm này bao gồm probenecid và lesinurad.
  • Thuốc corticosteroid: Là thuốc được sử dụng để giảm viêm, sử dụng bằng cách tiêm trực tiếp vào khớp hoặc uống. Một trong những loại corticosteroid phổ biến nhất được sử dụng để điều trị hạt tophi đó chính là Prednisone.
  • Các chất ức chế Xanthine oxidase (XOI): Là chất có thể làm giảm lượng axit uric mà cơ thể sản xuất và giảm nguy cơ bệnh gout cũng như sự phát triển của các hạt tophi. Hai loại thuốc phổ biến thường gặp nhất trong nhóm này đó chính là allopurinol và febuxostat.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Những loại phổ biến trong nhóm này là naproxen natri hoặc ibuprofen, giúp hỗ trợ giảm đau, chống viêm do cơn gout gây ra và ngoài ra chúng còn ngăn ngừa các tổn thương liên quan đến hạt tophi.
Ngoài uống các loại thuốc trên thì bác sĩ thường sẽ đề nghị người bệnh thay đổi lối sống, chú ý ăn uống và quản lý về cân nặng cũng như là áp dụng chế độ ăn uống các thực phẩm chứa ít purin, chẳng hạn như thịt trai sông, bê, thịt xông khói,… và bia.

* Phẫu thuật:

Đối với các hạt tophi có kích thước lớn thì cần được phẫu thuật để có thể loại bỏ mục đích để tránh gây tổn thương đến khớp và hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Bệnh nhân có thể được đề nghị các biện pháp phẫu thuật như:
  • Phẫu thuật thay khớp nếu nếu bị hư hỏng và không thể phục hồi.
  • Rạch một đường nhỏ ở trên da và loại bỏ hạt tophi bằng tay.
Thường thì phẫu thuật là cách tốt nhất để ngăn chặn các tổn thương thêm hoặc mất phạm vi chuyển động khớp đối với các hạt tophi có kích thước lớn.

* Phương pháp điều trị tự nhiên:

Thay đổi lối sống, chẳng hạn như giảm cân, tập thể dục thường xuyên và uống nhiều nước (ít nhất 2 lít mỗi ngày) được xem là những phương pháp điều trị hạt tophi tự nhiên. Ngoài ra, một số chất dinh dưỡng có trong thực phẩm hàng ngày trong thực đơn cũng có thể mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh gout. Bệnh nhân có thể tham khảo một số chất và thực phẩm sau đây:
  • Các sản phẩm được làm từ sữa: Protein trong sữa có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu.
  • Quả anh đào: Ăn quả anh đào thường xuyên có thể làm giảm số lượng cơn gout. Một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn quả anh đào hàng ngày có thể làm giảm 35% nguy cơ mắc bệnh gout.
  • Cà phê: Uống cà phê mỗi ngày với một lượng vừa đủ sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout rất đáng kể.
  • Tăng cường vitamin C: Người bệnh có thể bổ sung vitamin C bằng cách ăn những loại trái cây thuộc họ cam quýt, chẳng hạn như bưởi, cam,… hoặc sử dụng viên uống bổ sung bởi vì Vitamin C có thể hỗ trợ giảm lượng axit uric trong máu đáng kể và hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả các triệu chứng của bệnh gout.
  • Sử dụng thuốc Nam: Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số biện pháp trị bệnh gout bằng thuốc nam như dùng lá tía tô, lá sake,… để bệnh được cải thiện một cách nhanh chóng. Đặc điểm của thuốc Nam là không mang lại tác dụng phụ và có thể điều dưỡng cơ thể từ từ, đồng thời vẫn cung cấp cho bạn những dưỡng chất cần thiết khác.

* Cách chăm sóc người mắc bệnh gout có hạt tophi:

Nếu khám mà người bệnh có dấu hiệu đang có và phát triển các hạt tophi trong gout, người chăm sóc sẽ cần phải lưu ý những vấn đề sau:
  • Thường xuyên vệ sinh và giữ cho cơ thể người bệnh thật sạch sẽ, đặc biệt chú ý khu vực có nốt sần.
  • Trong trường hợp tophi vỡ, người chăm sóc nên sát trùng vết thương tuy nhiên nếu không có nhiều kiến thức về y tế thì nên đưa người bệnh đến cơ sở, trung tâm y tế gần nhất để được những bác sĩ tại đó xử lý hạt tophi bị vỡ này một cách hiệu quả.
  • Đặc biệt phải chú ý tránh làm vỡ nốt tophi vì sẽ rất nguy hiểm nên cần người chăm sóc phải hỗ trợ và chăm sóc thật kỹ, tránh va chạm gây vỡ hạt tophi.
  • Và đặc biệt chú ý không tự ý chọc vỡ các nốt sần, nếu ngứa hay đau thì nên nói với nhân viên y tế và bác sĩ.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên liệt kê danh sách người bị bệnh gout nên ăn gì để tránh ăn nhầm những loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến bệnh, từ đó khiến giảm hiệu suất điều trị bệnh.

Lời kết

Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin về hạt tophi bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Một khi đã được chẩn đoán mắc bệnh gout, người bệnh nên để ý và nên theo dõi nồng độ axit uric thường xuyên. Ngoài ra, đừng quên tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra cũng như là kết hợp với lối sinh hoạt lành mạnh để có thể kiểm soát được bệnh tốt, thông qua đó có thể hạn chế được việc bệnh trở nặng và hình thành các hạt tophi, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày.
 

Tác giả bài viết: Phòng tuyển sinh - truyền thông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chat Zalo
Chat Facebook
0899.519.666
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây