Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức – một góc nhìn!

Thứ tư - 18/05/2022 22:25
Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức – một góc nhìn!

Ngành y tế cũng như các thầy thuốc Việt Nam “Lương y phải như từ mẫu”, phải là người mẹ hiền; phải chú trọng kết hợp Đông, Tây y và hết lòng yêu thương, chăm sóc người bệnh.

Sinh thời, Người chủ trương xây dựng một nền y tế có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đến nay, tư tưởng của Người về y đức vẫn còn nguyên giá trị.

Ngay sau khi nước ta giành được độc lập, trong Thư gửi Hội nghị Quân y, tháng 3-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”. Khi gặp “một số anh em quân nhân không được trấn tĩnh, người thầy thuốc “nên lấy lòng nhân loại và tình thân ái mà cảm động cảm hóa họ. Người ta có câu: “Lương y kiêm từ mẫu”, nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền(1).

Nhiệm vụ của ngành y tế và phẩm chất của người thầy thuốc được Người viết trong thư gửi Hội nghị Cán bộ y tế toàn quốc, tháng 6-1953. Người cho rằng: “Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ y tế cần phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân. Người nhấn mạnh: “Lương y phải kiêm từ mẫu(2).

 Hồ Chí Minh yêu cầu: Cán bộ y tế nên thực hiện điều này. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc năm 1953 Người viết: “Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công. Nhiệm vụ ấy có hai phần: Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh…(3).

 Điểm cốt lõi trong tư tưởng y đức của Hồ Chí Minh là người thầy thuốc phải như một mẹ hiền. Trong lời căn dặn “Lương y phải như từ mẫu”, Bác dùng chữ “phải” với mong muốn nhấn mạnh, người thầy thuốc đồng thời phải là người mẹ hiền, phải hội tụ đầy đủ các đức tính tốt đẹp như dịu dàng, tận tình, chu đáo, chịu khó, chịu khổ, sẵn sàng hy sinh để làm tròn phận sự cứu người. Có tình thương của người mẹ hiền thì người thầy thuốc tránh được những thói xấu, như vụ lợi, tiêu cực, hách dịch, lạnh lùng khi tiếp xúc với người bệnh, tắc trách trong công việc. “Lương y phải như từ mẫu” là cốt lõi của đạo đức ngành y.

Hiện nay, nhất là khi cả nước ta đang tập trung vào nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 “như chống giặc”, cần tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng ngành y và đạo đức của người thầy thuốc. Một số việc cần phải được quán triệt, học tập đó là:

Thứ nhất: Thường xuyên nâng cao đạo đức cách mạng của người thầy thuốc. 

Thứ hai: Xây dựng môi trường y đức thật sự trong sạch, lành mạnh, đi đôi với việc đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực về y đức ở các bệnh viện hiện nay.

Thứ ba: Ngành y, các cấp ủy, tổ chức đảng cần làm tốt công tác quy hoạch, quản lý, đào tạo, sử dụng cán bộ; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người thầy thuốc.

Có thể nói, từ nhiều thập kỷ nay, đối với người Việt Nam ta và bầu bạn thân thiết trên thế giới, ngày 19-5 hằng năm - ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một ngày kỷ niệm thiêng liêng, một ngày trọng đại, có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Vì thế, ngày trọng đại này, đội ngũ ngành y tế càng phải thấm nhuần, học tập và làm theo tư tưởng y đức Hồ Chí Minh, biến nó trở thành phương châm hành động cụ thể, để góp phần xây dựng và phát triển nền y học Việt Nam. 

Tài liệu tham khảo

(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr.487

(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011,  tr.154.

(3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011,  tr.154.

Tác giả bài viết: Phòng Tuyển sinh - Truyền thông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chat Zalo
Chat Facebook
0899.519.666
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây