Các triệu chứng nhiễm HIV phổ biến ở cả hai giới bao gồm:
Nhiễm HIV thường có các biểu hiện giống nhau ở cả hai giới.
Một số triệu chứng chỉ xảy ra ở phụ nữ, thường ở giai đoạn sau của bệnh gồm:
- Những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt: Phụ nữ có thể bị chảy máu ít hơn hoặc nhiều hơn, mất kinh hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng. Căng thẳng hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, thường gặp ở HIV, có thể gây ra những vấn đề này. Nhưng chúng cũng có thể xảy ra do tác động của virus lên hệ thống miễn dịch và làm thay đổi hormone.
- Viêm âm đạo do vi khuẩn: Nguyên nhân là do mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo, biểu hiện có thể gặp phải gồm:
- Các triệu chứng liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD): Herpes sinh dục, bệnh viêm vùng chậu (PID) và bệnh hạ cam có thể xuất hiện thường xuyên hơn và có các triệu chứng nghiêm trọng hơn:
- Nhiễm nấm âm đạo: Nhiều phụ nữ nhiễm HIV mắc phải những bệnh này thường xuyên hơn, đôi khi nhiều lần trong năm. Khi bị nhiễm nấm âm đạo có thể xuất hiện các triệu chứng:
Nhiễm nấm âm đạo là biểu hiện chỉ có ở phụ nữ khi nhiễm HIV.
Các triệu chứng nhiễm HIV giai đoạn đầu
Theo PGS. TS. Bùi Khắc Hậu, nguyên giảng viên Bộ môn Nội, Đại học Y Hà Nội, giai đoạn đầu còn gọi là sơ nhiễm HIV hoặc giai đoạn cửa sổ, diễn ra khoảng 3 – 6 tháng đầu kể từ lúc nhiễm.
Các triệu chứng của nhiễm HIVgiai đoạn đầu có thể bao gồm:
Một số người không có triệu chứng nhiễm HIV giai đoạn đầu, nhưng nếu nghi ngờ tiếp xúc với nguồn lây HIV thì nên đi xét nghiệm càng sớm càng tốt để được sử dụng thuốc dự phòng sau phơi nhiễm (PEP), do thuốc chỉ có tác dụng nếu dùng trong vòng 72 giờ sau khi nhiễm virus.
Sốt, mệt mỏi... là dấu hiệu nhiễm HIV giai đoạn đầu.
Các triệu chứng của phụ nữ mang thai nhiễm HIV
Ở phụ nữ mang thai và không mang thai, các triệu chứng của HIV giống nhau nhưng nếu được phát hiện và điều trị HIV trong quá trình thai kỳ có thể giúp bảo vệ thai nhi khỏi bị nhiễm HIV. Do đó, phụ nữ cần cho bác sĩ biết nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng của nhiễm HIV hoặc nghi ngờ mình đã tiếp xúc với virus khi quan hệ tình dục hay sử dụng ma túy.
PGS. TS. Bùi Khắc Hậu cho biết, khi phụ nữ mang thai xét nghiệm càng sớm thì có thể bắt đầu điều trị sớm. Trường hợp không xét nghiệm trong thời kỳ mang thai vẫn cần xét nghiệm HIV trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Với thai phụ nhiễm HIV, mổ lấy thai là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa HIV lây lan sang trẻ trong quá trình chuyển dạ và trẻ cũng có thể được điều trị sau khi sinh để giảm nguy cơ nhiễm HIV.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai nhiễm HIV có khả năng mắc virus papilloma ở người (HPV) cao hơn 54% so với phụ nữ mang thai không nhiễm HIV. HPV có khả năng gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây ra mụn cóc sinh dục và làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, họng và hậu môn.
Thông thường, HPV không nguy hiểm cho thai nhi nhưng mụn cóc sinh dục có thể phát triển nhanh hơn trong thai kỳ và trong thời kỳ mang thai, HPV cũng có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm.
Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng
Sau khi có các triệu chứng giống như cúm trong thời gian đầu, bạn sẽ bước vào giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng.
Trong giai đoạn này, virus vẫn sẽ tự nhân bản trong cơ thể, nhưng chậm hơn nhiều. Cơ thể sẽ bắt đầu cảm thấy khỏe hơn và không có biểu hiện nào ở bên ngoài nhưng vẫn có khả năng lây truyền trong cộng đồng nếu không có biện pháp kiểm soát.
Các triệu chứng của AIDS ở phụ nữ
AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm HIV. Ở giai đoạn này, hệ thống miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng. Số lượng tế bào CD4, tế bào miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng, giảm xuống dưới 200 tế bào trên một milimét khối máu (200 tế bào/mm3) so với 500 đến 1.600 tế bào/mm3 tế bào CD4 ở người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Trong giai đoạn này, phụ nữ có thể gặp các biểu hiện:
Tuy nhiên, cần lưu ý đây có thể là triệu chứng của nhiều tình trạng khác nhau nên điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn