Hướng dẫn làm bài nghị luận xã hội đạt điểm tối đa kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thứ tư - 16/06/2021 21:48
Hướng dẫn làm bài nghị luận xã hội đạt điểm tối đa kỳ thi tốt nghiệp THPT
Trong đề thi Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT , câu hỏi nghị luận xã hội chiếm 2 điểm trên toàn bài và là phần mà tất cả thí sinh đều có thể làm được.
Để giúp các em học sinh ôn tập tốt trong giai đoạn nước rút của kỳ thi THPT quốc gia 2021, cô Lê Thị Dinh- Giáo viên môn Ngữ văn trường Liên cấp Capitole (Hà Nội) chia sẻ phương pháp làm bài nghị luận xã hội cũng như chỉ ra những lỗi sai học sinh thường gặp phải.
 
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tăng cường chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học - Ảnh 1.
 
 
Cấu trúc, nội dung cần có trong bài
Về cấu trúc, đề thi 3 năm trở lại đây thường yêu cầu học sinh viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm xoay quanh hai vấn đề: Hiện tượng đời sống hoặc tư tưởng đạo lí.
Bất kể đề bài về tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống, bài viết cần đảm bảo hình thức của đoạn văn: Lùi một ô trước khi viết và không được xuống dòng.
Mở đầu bài viết cần có câu chủ đề nêu bật được vấn đề, nội dung của toàn bài. Có nhiều cách mở đoạn, nhưng cách dễ nhất là sử dụng luôn vấn đề chính trong đề bài, vừa ngắn gọn lại đảm bảo đúng trọng tâm.
Ví dụ, trong đề THPT Quốc gia 2020, đề bài nghị luận xã hội như sau: "Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng sự sống mỗi ngày."
Học sinh có thể viết câu mở đầu: "Trong xã hội hiện nay, việc trân trọng cuộc sống mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi chúng ta".
Thân đoạn với mỗi dạng đề sẽ có cách triển khai khác nhau. Cụ thể:
- Với đề bài về tư tưởng đạo lí: Học sinh cần giải thích các khái niệm, bàn luận về biểu hiện và ý nghĩa vấn đề. Từ đó đưa ra phản đề, bài học nhận thức và liên hệ bản thân.
- Với đề bài về hiện tượng đời sống: Giải tích các khái niệm, thông tin liên quan về hiện tượng, phân tích những mặt tích cực của hiện tượng đó và chỉ ra nguyên nhân. Nếu vấn đề tiêu cực sẽ có nguyên nhân khách quan (từ xã hội, tư tưởng, gia đình,..) và nguyên nhân chủ quan (nhận thức, tâm lí, tình cảm,..).
Cuối cùng, đưa ra ý nghĩa vấn đề, hậu quả, trước mắt, lâu dài và bài học rút ra từ cá nhân với hiện tượng tiêu cực. Với hiện tượng tích cực phải mở rộng vấn đề, liên hệ với bản thân và đưa ra nhận thức về tư tưởng.
Kết bài sẽ là kết luận lại vấn đề đã nêu ra.
Về cách làm bài, để đảm bảo bài viết đúng cấu trúc, đủ ý, học sinh thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Đọc kỹ đề bài, xác định chính xác vấn đề mà đề bài yêu cầu, gạch chân từ khóa và lựa chọn 1 trong 3 cách viết: quy nạp, tổng phân hợp hay diễn dịch.
- Bước 2: Lập dàn ý bằng cách gạch ra các ý chính sẽ triển khai trong bài viết.
- Bước 3: Dựa trên dàn ý, viết bài hoàn chỉnh, đảm bảo đúng theo cấu trúc nội dung, lối diễn đạt và lập luận.
- Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa lại các lỗi sai (nếu cần).
Những lỗi sai học sinh thường mắc phải
- Về hình thức: học sinh trình bày bài viết chưa đúng với yêu cầu, đoạn văn chưa theo phép lập luận diễn dịch, quy nạp hay tổng - phân - hợp, trình bày sai lỗi chính tả hay không có câu chủ đề,..
- Về nội dung: Lỗi thường gặp nhất là câu văn rời rạc, chưa có sự liên kết mạch lạc và khoa học. Nhiều em viết bài dài dòng, thiếu dẫn chứng cụ thể và đặc biệt không thể hiện rõ thái độ, quan điểm cá nhân, đồng tình hay bất bình trước hiện tượng đời sống, quan điểm, đạo lí,...
Học sinh chỉ cần 2-3 dẫn chứng tiêu biểu, ngắn gọn là đạt yêu cầu. Tuy nhiên, các em lưu ý không sử dụng các dẫn chứng quá cũ, hay dẫn chứng chung chung, thiếu sức thuyết phục.
Cô Dinh cũng nhắn nhủ học sinh: "Khi đi thi, các em cần xác định rõ yêu cầu đề bài, trình bày ngắn gọn, đủ ý và có dẫn chứng thuyết phục. Cô chúc các em đạt được kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia sắp tới".
 

Tác giả bài viết: Phòng Tuyển sinh - Truyền thông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chat Zalo
Chat Facebook
0899.519.666
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây