Trường Cao đẳng Công nghệ Y - Dược Việt Nam

https://caodangyduocvietnam.edu.vn


Việt Nam về đích sớm về tiêm vaccine COVID-19: "Trái ngọt" trong cuộc chiến chống đại dịch

Việt Nam về đích sớm về tiêm vaccine COVID-19: "Trái ngọt" trong cuộc chiến chống đại dịch

Đến hết năm 2021, Việt Nam chạm mốc 150 triệu liều vaccine COVID-19, đã có 100% người từ 18 tuổi trở lên tiêm ít nhất một liều vaccine, 90% người trên 18 tuổi tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19. Đây được coi là thành công của Việt Nam trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử...

Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 ở nước ta, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan, đặc biệt là Bộ Y tế đã nỗ lực triển khai rất nhiều giải pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh. Trong đó, ngay từ thời gian đầu, Việt Nam xác định vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất giúp ứng phó với đại dịch COVID-19.

Chiến lược vaccine của nước ta tập trung vào các nội dung chính như nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu để sản xuất và phát triển vaccine trong nước. 

Thực hiện mục tiêu đó, Việt Nam tập trung tổng hợp nhiều biện pháp như tăng cường tìm kiếm đối tác, đàm phán, ngoại giao và huy động tài chính...

Việt Nam về đích sớm về tiêm vaccine COVID-19: "Trái ngọt" trong cuộc chiến chống đại dịch - Ảnh 1.

Mời bạn đọc cùng Báo Sức khỏe & Đời sống nhìn lại hành trình nỗ lực tiếp cận, tiêm chủng vaccine COVID-19 của Việt Nam:

Việt Nam về đích sớm tiêm vaccine phòng COVID-19: Trái ngọt trong cuộc chiến chống đại dịch - Ảnh 1.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đại sứ Cuba tại Việt Nam chứng kiến Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận tượng trưng lô vaccine Abdala từ Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang Ảnh: Nguyễn Điệp/TTXVN

Việt Nam về đích sớm tiêm vaccine phòng COVID-19: Trái ngọt trong cuộc chiến chống đại dịch - Ảnh 2.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chứng kiến ông Bùi Văn Cường - Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thay mặt Đoàn công tác trao tặng vaccine, thiết bị vật tư y tế do các cá nhân, tổ chức tặng Việt Nam cho Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ngày 12/9: Ảnh Trần Minh

Việt Nam về đích sớm tiêm vaccine phòng COVID-19: Trái ngọt trong cuộc chiến chống đại dịch - Ảnh 3.

Đại tướng Phan Văn Giang- Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt đoàn công tác của Chính phủ bàn giao cho Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long hơn 1,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca của Chính phủ Nhật Bản viện trợ Việt Nam phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: Trần Minh

9 loại vaccine phòng COVID-19 đã được cấp phép

Ngày 1/2/2021, Bộ Y tế phê duyệt cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam đối với vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca. Đây cũng là vaccine đầu tiên được Bộ Y tế phê duyệt.

Tiếp sau đó, lần lượt các vaccine phòng COVID-19 khác cũng được Bộ Y tế phê duyệt: Vaccine Sputnik V (phê duyệt ngày 23/3), Vaccine Vero Cell (phê duyệt ngày 3/6), Vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNtech (phê duyệt ngày 12/6), Vaccine Moderna (phê duyệt ngày 29/6), Vaccine Janssen (phê duyệt ngày 15/7), Vaccine Hayat-Vax (phê duyệt ngày 10/9), Vaccine Abdala (phê duyệt ngày 17/9) và Vaccine Covaxin (phê duyệt ngày 10/11).

Như vậy, trong năm 2021 đã có 9 vaccine phòng COVID-19 được Bộ Y tế phê duyệt.

Việt Nam về đích sớm tiêm vaccine phòng COVID-19: Trái ngọt trong cuộc chiến chống đại dịch - Ảnh 2.

Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca là vaccine đầu tiên được Bộ Y tế phê duyệt cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam

Tiếp nhận hơn 192 triệu liều vaccine phòng COVID-19

Thống kê của Bộ Y tế cho biết, kể từ tháng 2/2021 đến ngày 29/12/2021, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 192 triệu liều vaccine phòng COVID-19 các loại khác nhau từ nhiều nguồn: ngân sách nhà nước 96.919.280 liều và nguồn viện trợ, tài trợ 95.082.938 liều.

  • Lúc 10h45 sáng 24/2, chuyến bay chở 117.600 liều vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca về đến sân bay Tân Sơn Nhất, phục vụ nhu cầu phòng chống dịch cấp bách của nước ta. Đây là lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên về Việt Nam. Các liều vaccine phòng COVID-19 này được ưu tiên phân bổ cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, các tỉnh tâm dịch, vùng có dịch. Đến ngày 28/12, Việt Nam đã tiếp nhận 59.707.680 liều vaccine AstraZeneca.
Việt Nam về đích sớm tiêm vaccine phòng COVID-19: Trái ngọt trong cuộc chiến chống đại dịch - Ảnh 3.

117.600 liều vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca đầu tiên về đến Việt Nam ngày 24/2/2021. Ảnh: BYT

  • Sáng 16/3, lô vaccine phòng COVID-19 Sputnick V 1.000 liều là quà tặng của Liên bang Nga được ông Nikolai Patrushev - Thư ký hội đồng an ninh Liên bang Nga mang tới Việt Nam.  Đây là những liều vaccine phòng COVID-19 đầu tiên của Nga có mặt tại Việt Nam. Tính đến ngày 28/12, có 1.508.998 liều vaccine Sputnick V về Việt Nam.
  • Chiều 20/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài, lô vaccine phòng COVID-19 Vero Cell 500.000 liều đầu tiên đã về đến Việt Nam. Vaccine Vero Cell do Sinopharm phát triển và Beijing Institute of Biological Products Co. Ltd - Trung Quốc sản xuất. Tính đến ngày 28/12, Việt Nam tiếp nhận 48.761.200 liều vaccine Vero Cell.
  • Sáng 7/7, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài, Bộ Y tế đã tiếp nhận lô vaccine phòng COVID-19 Comirnaty của Pfizer/BioNtech đầu tiên gồm 97.110 liều. Sáng 10/7, tại Hà Nội, 2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Moderna đầu tiên đã về đến Việt Nam. Như vậy, đến ngày 28/12, Việt Nam đã tiếp nhận 76.874.340 liều vaccine Pfizer và Moderna.
  • Tối 25/9, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài, lô vaccine phòng COVID-19 Abdala 1,05 triệu liều đầu tiên đã về đến Việt Nam. Đến ngày 28/12, Việt Nam tiếp nhận 5.150.000 liều vaccine Abdala
Trong tổng số liều vaccine đã tiếp nhận, Bộ Y tế đã phân bổ 112 đợt với tổng số 175,1 triệu liều, số liều vaccine còn lại hiện đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine.

Tỷ lệ tiêm vượt mục tiêu mà Tổ chức Y tế thế giới đề ra đến hết năm 2021

Ngày 8/3, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Hải Dương, Bộ Y tế và UBND tỉnh Hải Dương đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Cán bộ y tế đầu tiên và cũng là công dân đầu tiên của Việt Nam tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 là chị Phạm Thị Tuyết Nhung, 40 tuổi là nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế Thành phố Hải Dương, thuộc tổ lấy mẫu COVID-19 tại cộng đồng.

Ngay sau đó, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, các cán bộ y tế tham gia chống dịch cũng đã được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Trong ngày đầu tiên triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam, tổng cộng đã thực hiện tiêm cho 377 người là các cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng.

Việt Nam về đích sớm tiêm vaccine phòng COVID-19: Trái ngọt trong cuộc chiến chống đại dịch - Ảnh 10.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và lãnh đạo tỉnh Hải Dương chứng kiến cán bộ y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho chị Phạm Thị Tuyết Nhung. Ảnh: Thái Bình

Ngay sau sau đó, tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 được đẩy mạnh khi lượng vaccine về nhiều hơn. Đến ngày 10/7, Việt Nam chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng trên phạm vi toàn quốc.

Đây là chiến dịch có quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại nước ta, huy động tổng lực cùng tham gia với hàng chục nghìn cơ sở y tế, hàng vạn cán bộ y tế và các lực lượng khác trong cả nước từ trung ương đến địa phương, gồm cả lực lượng dân y, quân y, công lập, tư nhân.

Bộ Y tế cùng các Bộ quyết tâm, nỗ lực để thực hiện hiệu quả, thành công chiến dịch tiêm chủng với phương châm "tiêm đến đâu an toàn đến đó", "không bỏ phí bất cứ một liều vaccine nào" và "không lãng phí bất cứ đồng nào từ Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19"
GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế

Sau khi phát động, tất cả các địa phương nhanh chóng triển khai với sự hưởng ứng của người dân, tốc độ tiêm tăng nhanh chóng. Cùng với việc Việt Nam liên tục tiếp nhận các lô vaccine phòng COVID-19 từ các nguồn mua sắm, nguồn hỗ trợ của các nước, cơ chế COVAX… việc phân bổ vaccine và triển khai tiêm chủng được bố trí linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn dịch và tình hình của từng địa phương.

Tại lễ míttinh hưởng ứng ngày Quốc tế phòng chống dịch với chủ đề "Tăng cường quản lý nhóm nguy cơ" diễn ra hôm 27/12, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thông tin đến ngày 24/12, tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19 ở Việt Nam là 79% và tỷ lệ bao phủ đủ vaccine liều cơ bản là 66% tổng dân số. 

Cũng tại lễ mítinh đó, TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng trước thành quả tiếp cận vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam.

Còn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại cuộc họp của Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì với các bộ, ngành, đơn vị về thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, thuốc điều trị COVID-19 trong nước và nhập khẩu vaccine, thuốc điều trị COVID-19 hồi đầu tháng 12/2021 đã bày tỏ: Có thể đánh giá tiêm chủng vaccine là một điểm sáng của Việt Nam khi số lượng vaccine cam kết và tốc độ tiêm vaccine đã vượt mục tiêu và kế hoạch, các nước đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm đạt tỷ lệ tiêm chủng cao trên thế giới.

Việt Nam về đích sớm tiêm vaccine phòng COVID-19: Trái ngọt trong cuộc chiến chống đại dịch - Ảnh 14.

Cán bộ y tế đến tận nhà tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân thuộc nhóm nguy cơ của TP HCM. Ảnh: HCDC

Đến cuối tháng 12/2021, Việt Nam đã tiêm chủng chạm mốc 150 triệu liều vaccine, đã có 100% người từ 18 tuổi trở lên tiêm ít nhất một liều vaccine, 90% người trên 18 tuổi tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19.

  • Đã có gần 50 tỉnh, thành phố triển khai tiêm mũi 3 (mũi bổ sung, tăng cường), với gần 3 triệu liều vaccine đã được tiêm chủng.
  • Về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm được hơn 12 triệu liều, trong đó có gần 7,6 triệu mũi 1 và khoảng 4,5 mũi 2.
  •  Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là hơn 83 % và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vaccine là gần 50% dân số từ 12 -17 tuổi.

Các tỉnh thành phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm tuổi này là Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bạc Liêu, Hậu Giang

Thành công trong chiến dịch tiêm phủ vaccine phòng COVID-19 không chỉ góp phần bảo vệ sức khoẻ của nhân dân trong đại dịch mà còn làm cho cả nước "thích ứng an toàn, linh hoạt và phòng chống dịch hiệu quả" song song với phát triển kinh tế xã hội.

Việt Nam về đích sớm tiêm vaccine phòng COVID-19: Trái ngọt trong cuộc chiến chống đại dịch - Ảnh 16.

Lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ TW giám sát công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi tại tỉnh Thái Bình Ảnh: Thái Bình

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã liên tục có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, tiêm vét các trường hợp thuộc đối tượng tiêm, "đi từng ngõ, gò từng nhà" rà soát các trường hợp người trên 50 tuổi, có bệnh nền để tiêm hết nhằm bảo vệ nhóm nguy cơ cao này trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh và biến chủng Omicron đang ngày một lan rộng; Đồng thời tăng cường thúc đẩy tiêm mũi 3, hoàn thành trong quý I/2022 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng vaccine trong nước, Bộ Y tế cho biết hiện có các ứng viên vaccine như Nanocovax, COVIVAC, ARCT-154, HIPRA, Sputnik V, vaccine do Công ty Shionogi (Nhật Bản) phát triển.

Bộ Y tế cũng đang hướng dẫn các đơn vị trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 từ các quốc gia khác như Cuba, Ấn Độ… và có thư gửi WHO giới thiệu các đơn vị của Việt Nam tham gia chương trình tiếp nhận chuyển giao công nghệ mRNA của WHO.

Theo SKĐS
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây