Trường Cao đẳng Công nghệ Y - Dược Việt Nam

https://caodangyduocvietnam.edu.vn


Do dịch Covid-19, không tăng học phí trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp năm học 2021-2022

Vừa qua, Bộ LĐTBXH đã có văn bản đề nghị các Bộ, ngành địa phương chỉ đạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp không tăng học phí, duy trì ổn định nguồn học phí năm học 2021 -2022.Đảm bảo ổn định nguồn học phí trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Do dịch Covid-19, không tăng học phí trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp năm học 2021-2022

Vừa qua, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (LĐTBXH) có công văn gửi các Bộ, ban ngành, UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về việc hướng dẫn mức thu học phí trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp năm học 2021-2022.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ – Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá tại Công văn số 3025 (ngày 5/5/2021 về công tác điều hành giá năm 2021), Bộ LĐTBXH chỉ đạo các cơ sở liên quan, cơ sở giáo dục nghề nghiệp không tăng thu học phí năm học 2021-2022.

Học sinh học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ không bị tăng học phí trong năm học 2021-2022. ảnh: Cuộc thi Kỹ năng nghề quốc gia năm 2020 - Nguyệt Tạ

Học sinh học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ không bị tăng học phí trong năm học 2021-2022. ảnh: Cuộc thi Kỹ năng nghề quốc gia năm 2020 – Nguyệt

Công văn nêu rõ để chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh, học sinh, người dân do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ LĐTBXH đề nghị các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý giữ ổn định mức học phí của 2021-2022 như năm học 2020-2021.
Điều 5 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP cũng quy định học phí đối với đơn vị giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Trong đó quy định rõ mức trần học phí đào tạo cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên. Mức thu học phí trong khoảng từ 430.000 -1.140.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.

 

Điểm 4, điều 5 của nghị định này cũng quy định mức trần học phí đào tạo cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên. Mức thu học phí trong khoảng từ 1.225 -4.040.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.

Điều 6 của  nghị định này cũng quy định một số đối tượng không phải đóng học phí tại các cơ sở giáo dục công lập bao gồm: Học sinh tiểu học; Học sinh, sinh viên sư phạm; Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

Ngoài ra, một số đối tượng là con em người có công, người khuyết tật… cũng được giảm học phí.

Hiện tại Chính phủ cũng đang xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 86 năm 2015 về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021. Nếu được ban hành, Nghị định sẽ giúp cơ sở giáo dục nghề nghiệp lấy làm căn cứ để tính toán học phí.

Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH), đến tháng 12/2020, cả nước có 1.907 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó có 400 trường cao đẳng (308 trường công lập), 463 trường trung cấp (230 trường công lập), 1.044 trung tâm giáo dục nghề nghiệp (689 trung tâm công lập). Tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là 1.227 cơ sở (538 trường cao đẳng, trung cấp công lập).

Yêu cầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công khai học phí theo quy định

Bộ LĐTBXH cũng đề nghị các Bộ, ban ngành, UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục thực hiện miễn học phí cho các đối tượng theo quy định tại khoản 2 điều 62 Luật Giáo dục nghề nghiệp và thực hiện công khai học phí theo quy định.
 

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải công khai học phí cho học sinh, sinh viên. Ảnh: Dạy nghề chăm sóc sắc đẹp tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội. Ảnh: Nguyệt Tạ

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải công khai học phí cho học sinh, sinh viên. Ảnh: Dạy nghề chăm sóc sắc đẹp tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội. Ảnh: Nguyệt Tạ
 

Trước đó, tại Công văn số 3025 của Văn phòng Chính phủ ngày 5/5/2021 về công tác điều hành giá năm 2021 có nhấn mạnh, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2021 một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung vào việc hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ, vừa giữ ổn định mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; chủ động, phối hợp chặt chẽ nghiêm túc triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Điều hành chính sách tài khóa chủ động, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Theo danviet.vn

Tác giả bài viết: Phòng Tuyển sinh - Truyền thông

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây