Khối ngành Sức khỏe tăng chỉ tiêu, thêm nhiều mã ngành mới trong mùa tuyển sinh 2022

Thứ sáu - 17/12/2021 22:26
Khối ngành Sức khỏe tăng chỉ tiêu, thêm nhiều mã ngành mới trong mùa tuyển sinh 2022

Hàng năm, tỷ lệ đăng ký xét tuyển trên chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường ĐH khối Sức khỏe luôn nằm trong top cao nhất trong các khối ngành đạo tạo. Năm nay, một số trường dự kiến mở thêm nhiều mã ngành và chỉ tiêu xét tuyển tăng hơn so với năm ngoái.

Năm 2021, theo số liệu thống kê của Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), tỷ lệ NV1/chỉ tiêu của khối ngành Sức khỏe là 129,94%, đứng thứ 8 trong top 15 nhóm ngành đại học hot nhất năm 2021. Theo khảo sát của của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực (Bộ GD&ĐT) về đánh giá việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2020, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp thuộc nhóm ngành Y - Dược có việc làm cao nhất, lên tới 96,3%. Đây không phải là con số bất ngờ vì nhu cầu nhân lực cho ngành Y tế luôn rất cao, nhất là nhân lực cho các tỉnh.

Trong dự kiến đề án tuyển sinh năm 2022 được một số trường ĐH công bố, có thể thấy các ngành thuộc khối Sức khỏe (Y, Dược…) vẫn được chú trọng, cả mở mới và chỉ tiêu xét tuyển có thể sẽ tăng.

Tuyển sinh ĐH năm 2022: Khối ngành Sức khỏe tăng chỉ tiêu, thêm nhiều mã ngành mới - Ảnh 2.

Dự kiến, cuối tháng này, các trường ĐH chuyên ngành sẽ công bố đề án tuyển sinh.

GS.TS. Nguyễn Hữu Tú - Hiệu trưởng  trường Đại học Y Hà Nội vừa cho biết, ngoài các ngành đào tạo Trường ĐH Y Hà Nội tuyển sinh năm 2021 như: Y khoa, Y học cổ truyền, Răng Hàm Mặt, Y học dự phòng, Y tế công cộng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Khúc xạ Nhãn khoa thì năm tới, nhà tường dự kiến mở thêm ngành Cử nhân phục hồi chức năng. Chỉ tiêu tuyển sinh của Trường ĐH Y Hà Nội dự kiến tăng 5% so với năm 2021.

Về phương thức tuyển sinh, theo GS.TS. Nguyễn Hữu Tú, cơ bản sẽ như năm ngoái.

Năm 2021, Trường ĐH Y Hà Nội tuyển 1.150 chỉ tiêu. Bên cạnh việc tuyển sinh dựa trên kết quả kỳ  thi tốt nghiệp THPT đối với tất cả ngành đào tạo, trường còn sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp đối với ngành Y khoa. Theo Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, việc điều chỉnh ngay từ chính sách tuyển sinh đầu vào sẽ góp phần làm tăng chất lượng đào tạo nói chung, năng lực ngoại ngữ của người học nói riêng trong bối cảnh mới.

Với Trường ĐH Y tế công cộng, theo TS. Đỗ Thị Hạnh Trang - Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Y tế công cộng, dự kiến phương án tuyển sinh năm 2022 của trường cho các ngành, các hệ năm 2022:

  • Y tế công cộng, Kỹ thuật xét nghiệm y học tăng chỉ tiêu tuyển sinh sẽ tăng 20% so với năm 2021;
  • Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hồi chức năng tăng 10% so với năm ngoái.
  • Đặc biệt, trong năm 2022, trường dự kiến mở thêm mã ngành Khoa học dữ liệu.

Tại Trường ĐH Đại Nam, mỗi ngày Phòng Tuyển sinh tiếp nhận hàng trăm lượt thí sinh xin tư vấn và đăng ký xét tuyển vào các ngành Y khoa, Dược học và Điều dưỡng. Tính đến thời điểm này, số lượng hồ sơ xét tuyển vào khối ngành Sức khỏe của trường đã tăng lên gấp 10 lần so với năm 2020.

PGS.TS. Phạm Trung Kiên – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược, ĐHQGHN, trợ lý Chủ tịch Hội đồng quản trị về ngành Y Trường ĐH Đại Nam cho biết: "Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, mô hình bệnh tật của người Việt Nam đã và đang thay đổi. Bên cạnh các bệnh nhiễm trùng, tỉ lệ các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, sức khỏe tâm thần…. đang gia tăng nhanh chóng, đòi hỏi nhu cầu nhân lực của ngành y tế rất lớn.

Đại dịch COVID-19 cho chúng ta thấy nhu cầu đội ngũ thầy thuốc lớn thế nào cũng như vai trò, sự vất vả, hy sinh thầm lặng của họ trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, các bạn đừng quên, đến với ngành Y, không chỉ có vinh quang mà còn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn vất vả, nhưng đây mãi là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý".

Với Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, trong năm học tới, nhà trường tuyển sinh bổ sung ngành Hộ sinh, trình độ đại học. Như vậy, với việc mở thêm một ngành trong khối Sức khỏe thì đến nay, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng có 8 ngành đào tạo thuộc khối Sức khỏe gồm: Y khoa, Răng Hàm Mặt, Điều dưỡng, Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Kỹ thuật Xét nghiệm y học, Dược học.

Trong đề án tuyển sinh năm 2022, trường tiếp tục đầu tư cho khối ngành này và mở thêm hai ngành là Y học cổ truyền, Sức khỏe răng miệng, nâng tổng số ngành học của khối ngành này lên 16 chuyên ngành.

Dự kiến, cuối tháng này, các trường ĐH chuyên ngành sẽ công bố đề án tuyển sinh và dự đoán chỉ tiêu xét tuyển sẽ tăng. Dù điểm chuẩn năm 2021 khá cao nhưng lượng thí sinh xét tuyển sẽ không giảm.

Về Phương án thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022 mới công bố, Bộ GD&ĐT cho biết, các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng thực hiện quyền tự chủ trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật và quy chế, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; thực hiện công tác tuyển sinh theo đề án tuyển sinh của trường, bảo đảm công bằng cho các nhóm đối tượng và các phương thức tuyển sinh;

Khuyến cáo những trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó, cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn.
Theo SKĐS

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chat Zalo
Chat Facebook
0899.519.666
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây